Lương công nhân một tháng bao nhiêu tiền? Bảng lương công nhân 2024 như thế nào? Đây là hai câu hỏi mà vieclamcongnhan247.com nhận được từ rất nhiều tham khảo việc làm công nhân hiện nay. Công nhân hiện đang là công việc phổ biến, phù hợp với tất cả đối tượng người lao động do không cần kinh nghiệm mà vẫn có thể kiếm thêm thu nhập. Điều đó đã tạo nên sức hút lớn với người lao động hiện nay.
Mức lương cơ bản của công nhân là bao nhiêu
Mức lương cơ bản của công nhân có nghĩa là số tiền mà công nhân và nhà tuyển dụng thỏa thuận để xác định mức lương thực nhận. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng, hoặc các phúc lợi khác và được thỏa thuận bởi các bên, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu khu vực theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Vậy lương công nhân 1 tháng bao nhiêu? Dưới đây là mức lương chi tiết của công nhân:
- 680.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I.
- 160.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II.
- 640.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III.
- 250.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV.
Đối với công nhân có kỹ năng chuyên nghiệp, mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này. Gần đây nhất, mức lương tối thiểu khu vực và mức lương cơ bản thấp nhất đã được tăng thêm 6% theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/7/2022.
Mặc dù vậy, theo Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đề xuất chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với các Sở liên quan, tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP để đề xuất và kiến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng từ năm 2024, dựa trên bối cảnh dự báo kinh tế.
Cách tính lương công nhân hiện nay
Có thể bạn chưa biết để cách tính lương công nhân phụ thuộc vào các loại hình tính lương công nhân phổ biến hiện nay như:
- Tính lương theo bậc là việc đo lường sự chênh lệch về mức độ tiền lương giữa các vị trí công việc và cấp bậc khác nhau, dựa trên cấp bậc và trình độ của nhân viên. Công thức chung để tính lương theo bậc là Số tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương. Mức lương cơ sở được xác định dựa trên mức tối thiểu vùng, và hệ số lương thay đổi tùy theo bậc nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Cách tính lương theo chế độ bao gồm các điều sau:
-
- Lương cơ bản: Là mức lương cứng được thảo thuận giữa chủ lao động và người lao động, không kể phụ cấp, thưởng, và các khoản phúc lợi khác.
- Lương thử việc: Chiếm tối thiểu 85% mức lương của vị trí chính thức, tùy thuộc vào quy định của công ty và pháp luật.
- Lương khoán: Là số tiền trả cho người lao động làm công việc theo hợp đồng thời vụ.
- Lương phụ cấp và trợ cấp: Là số tiền hỗ trợ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, tùy thuộc vào chế độ của doanh nghiệp (ví dụ như xăng, đi lại, điện thoại, thiết bị làm việc, v.v.).
- Tính lương theo thời gian làm việc bao gồm:
-
- Tính lương theo tháng.
- Tính lương theo tuần: Số tiền được trả cho 01 tuần làm việc, tính trên cơ sở lương tháng * 12 và chia cho 52 tuần.
- Tính lương theo ngày: Số tiền được trả cho 01 ngày làm việc, tính trên cơ sở lương tháng chia cho tổng số ngày công trong tháng (không quá 26 ngày) theo quy định pháp luật.
- Tính lương theo giờ: Số tiền được trả cho 01 giờ làm việc, tính trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc thực tế trong ngày theo quy định của luật Lao động.
- Tính lương theo hiệu suất liên quan đến mức độ hoàn thành công việc về số lượng và chất lượng, hoặc hiệu suất số lượng công việc hoàn thành/thời gian. Đây là cách trả lương nhằm khuyến khích người lao động nâng cao hiệu suất làm việc.
Cách tính lương đối với các công việc ngành xây dựng hoặc dệt may
Đối với mỗi lĩnh vực lao động, phương thức tính lương của công nhân sản xuất sẽ dựa trên hệ số lương của ngành nghề đặc thù tương ứng. Theo quy định của Nhà nước hiện nay, thang lương cho công nhân và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất sẽ được phân thành hai mã số A và B (theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP), bao gồm:
- Mã số A bao gồm hệ số lương công nhân bậc 7/7 (A.1) và hệ số lương công nhân bậc 6/6 (A.2), được chia thành 3 nhóm dựa trên các mức độ công việc.
- Mã số B bao gồm 15 ngành, mỗi ngành có các bậc lương và hệ số lương khác nhau.
Đối với lĩnh vực xây dựng, áp dụng mã số A.2 (mức độ lương công nhân bậc 6/ hệ số 6) cho các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm; dệt, thuộc da, giày may; nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản; lâm nghiệp; xây dựng; dầu khí; khai thác hầm lò, cụ thể ở dưới đây như:
- Nhóm I: hệ số lương cho từng bậc là: 1,55 – 1,85 – 2,22 – 2,65 – 3,18 – 3,8
- Nhóm II: 1,67 – 2,01 – 2,42 – 2,9 – 3,49 – 4,2
- Nhóm III: 1,78 – 2,13 – 2,56 – 3,06 – 3,67 – 4,4
Ví dụ, nếu là công nhân xây dựng, được phân vào nhóm I và nhận lương ở bậc VI với hệ số 3,8 và được phụ cấp 700.000 đồng/tháng, mức lương tháng sẽ được tính như sau:
Lương = (1.300.000 x 3,8) + 700.000 = 5.640.000 đồng/tháng.
Tương tự, cách tính lương cho công nhân may cũng áp dụng mã số A.2 (mức độ lương 6 bậc/ 6 hệ số). Ví dụ, nếu một công nhân may thuộc nhóm II và nhận lương ở bậc V với hệ số lương là 3,49 cùng với phụ cấp 800.000 đồng/tháng, mức lương tháng được tính như sau: Lương = (1.300.000 x 3,49) + 800.000 = 5.337.000 đồng/ tháng.
Một số lưu ý khi nhận lương bạn nên tham khảo
Để bảo vệ quyền lợi của mình khi nhận lương, người lao động cần xem xét các lưu ý sau đây:
- Sử dụng tài khoản ngân hàng để nhận lương: Theo Điều 96, Bộ luật Lao động năm 2019, việc trả lương thông qua tài khoản cá nhân của người lao động ở ngân hàng không đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải thanh toán các loại phí liên quan đến mở tài khoản và chuyển tiền lương. Điều này đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp trả các loại phí này nếu lương được chuyển qua tài khoản ngân hàng của công nhân. Trước đây, phí này thường được thỏa thuận và trừ vào lương của người lao động. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng việc trừ phí làm thẻ hoặc phí chuyển khoản từ tiền lương của công nhân, đây là vi phạm quy định.
- Nhận bảng kê lương khi nhận lương: Theo Điều 95, Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi lần trả lương, doanh nghiệp cần thông báo bảng kê trả lương cho công nhân, trong đó chi tiết số tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền làm việc vào ban đêm, cùng với nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Ngoài ra, hàng tháng khi nhận lương người lao động sẽ bị trừ các khoản như tiền đóng bảo hiểm, tiền đoàn phí nếu tham gia công đoàn và tiền thuế thu nhập cá nhân. Do đó, khi nhận lương hàng tháng, công nhân cần kiểm tra bảng kê lương để đảm bảo doanh nghiệp đã trả đủ lương và không có sai sót về khấu trừ.
- Trường hợp nợ lương: Theo nguyên tắc trả lương, doanh nghiệp/ công ty phải thanh toán lương đầy đủ, đúng hạn cho công nhân.
- Tuy nhiên, theo Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2019 nếu doanh nghiệp không thể trả lương đúng hạn do lý do bất khả kháng và đã cố gắng khắc phục mọi vấn đề nhưng vẫn chậm lương không quá 30 ngày, doanh nghiệp/ công ty phải trả thêm tiền lãi theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại ngân hàng mà người lao động mở tài khoản trả lương.
Tổng kết
Đối với công việc làm bảng lương công nhân và tính lương không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực quản trị nhân sự, mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân viên.
Nếu quá trình tính lương không được tổ chức cẩn thận và đảm bảo độ tin cậy, có thể gây ra nhiều sai sót và xảy ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, việc tìm kiếm và triển khai một hệ thống phần mềm tính lương, phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay.